Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả





The E-Myth Revisited
Tác giả: Michael E. Gerber
Công ty sách: Alphabooks
NXB: Lao động Xã hội
Xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ sau khi thành lập đều đi theo mô hình: thành lập - phát triển nhanh chóng - phát triển chậm lại - ổn định, không phát triển - suy yếu - chuyển nhượng.

 
- Tại sao rất nhiều người bước vào kinh doanh để cuối cùng thất bại?
- Họ đã rút ra những bài học gì?
- Tại sao hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn để một doanh nghiệp nhỏ thành công, nhưng rất ít người làm được?
E-Myth: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả sẽ trả lời câu hỏi đó. Nếu bạn đang sở hữu hoặc muốn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, thì đây là cuốn sách dành riêng cho bạn.
Là một hiện tượng nổi bật trên thị trường sách, E-Myth: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả đã xoá tan những ngộ nhận về doanh nghiệp. Sau nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm trong vai trò cố vấn cho các doanh nghiệp nhỏ, Michael E. Gerber, tác giả cuốn sách, đã chỉ ra cách điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Cuốn sách mang đến cho bạn 4 ý tưởng sâu sắc mà nếu thấu hiểu được, bạn sẽ có thêm kiến thức và sức mạnh để tạo dững một doanh nghiệp nhỏ phát triển bền vững. Còn nếu bỏ qua, bạn sẽ giống như hàng nghìn người đầu tư công sức, tiền bạc và cả cuộn sống để khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại, hay phải vất vả vật lộn chỉ để duy trì sự tồn tại ngắc ngoải cho doanh nghiệp của mình.
Image"Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả" , Gerber chỉ ra một thực tế là hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều xuất phát từ các nhà chuyên môn: kỹ sư, lập trình viên, kế toán... họ làm rất tốt công việc chuyên môn, vì vậy họ tin rằng nếu thành lập doanh nghiệp riêng, họ sẽ có cơ hội tự do làm công việc yêu thích và kiếm được nhiều tiền hơn.
Nhưng khi thành lậo doanh nghiệp, các nhà chuyên môn thường có khuynh hướng tiếp tục làm những gì họ giỏi và phớt lờ các yếu tố quan trọng khác của kinh doanh. Thiếu mục tiêu nên quá tải, kiệt sức và cuối cùng phá sản. Thay vì sở hữu doanh nghiệp, họ chỉ sở hữu công việc.
Thực ra, vai trò doanh nghiệp hoàn toàn khác: họ cần tạo dựng một doanh nghiệp hoạt động độc lập với bản thân. Chủ doanh nghiệp phải hình dung ra sao, cần hoạch định các chiến lược nào về nhân sự, marketing, quản lý... Dần dần, chủ doanh nghiệp phải kiểm tra, đánh giá và thiết lập hệ thống văn bản cho từng vị trí để thay thế mình khi học không có mặt tại doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt những điều trên, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một "sân chơi", trong đó mọi người đều tìm đựơc vị trí phù hợp cho mình để phát huy tốt nhất năng lực và sở trường của bản thân.
Theo Alphabooks

Compass Rose: Cuốn sách chứa đựng một bí quyết thành công cho các doanh nghiệp. Giúp các doanh nhân biết được điều gì nên làm nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ.
Bí quyết này đưa ra một chương trình bảy bước riêng biệt cho việc phát triển doanh nghiệp:
1. Mục đích chính
2. Mục tiêu chiến lược
3. Chiến lược tổ chức
4. Chiến lược quản lý
5. Chiến lược nhân sự
6. Chiến lược marketing
7. Chiến lược hệ thống

Read User's Comments(0)

Triết lý sống của Steve Jobs





"Nếu đã làm được thứ gì đó tuyệt vời, đừng dừng lại" – Steve Jobs
Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.
Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, nhà đồng sáng lập Apple (thành lập năm 1976) nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. "Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách", Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).
Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi", Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.
Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. "Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới", Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.
Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn, kể cả trong việc điều hành Apple nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Một năm sau đó, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso... với lời nhận xét: "Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới".
Image
Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ "định hình" lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: "Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể".
Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: "Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy".
Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. "Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng", báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. "Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng".
Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: "Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu".
Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: "Sống khát khao. Sống dại khờ" (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.
Theo Châu An – VnExpress.net

Read User's Comments(0)

Ngắm bắn mặt trăng






ImageHãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó.


1. Tưởng tượng rằng bạn đang đứng trước một ngã tư đường phố ở Việt Nam. Không có đèn giao thông. Bạn thì đang ở bên này đường và muốn sang bên kia đường. Dòng người đang cuồn cuộn chảy ngang trước mặt bạn. Vậy bạn sẽ làm thế nào?
Có ba cách bạn có thể làm:
Một là: Bạn thẫn người ra "đông quá, thôi mình quay về thôi!".
Hai là: Bạn đứng đó, phân tích từng chiếc xe một, xem cách đi của nó thế nào để mình còn biết cách xử lý. Nhưng vì xe cộ đi qua đi lại khá đông nên bạn vừa nghĩ xong cho chiếc xe này thì lại một chiếc xe khác xuất hiện, rồi lại chiếc xe nữa, đi đủ kiểu khác nhau, và bạn phân tích không xuể. Nên bạn cứ đứng nhìn ngập ngừng mãi, với một niềm hy vọng mong manh rằng, giá rồi đến một lúc nào đó, hết xe thì mình có thể vượt qua. Nhưng bạn biết rồi đấy, đường vắng xe là điều ngày càng không thể ở Việt Nam.
Cách thứ ba: Bạn biết bên kia đường là nơi bạn muốn tới, và bạn sẽ nhìn quanh cẩn thận, và vừa lèo lái giữa dòng xe cộ, có khi bạn ngừng chờ cho một chiếc xe đi qua, có khi bạn rồ ga nhanh hơn, rồi cuối cùng bạn cũng có thể vượt qua được và sang được bên kia đường.
Chắc bạn đọc đến đây thì cũng thấy rằng cách thứ ba mới là cách chúng ta thường hay làm và làm một cách rất tự nhiên.
2. Liệu bạn có thể nhận thấy khi bạn có một mục đích trong cuộc sống, nó sẽ giúp bạn nhận ra được những rào cản cần phải vượt qua để đạt tới. Đồng thời, nếu đó là mục đích thực sự của bạn, nếu nó làm bạn thực lòng yêu thích và để tâm theo đuổi, nó cũng giúp bạn tìm được cách vượt qua những rào cản.
Trong thực tế, dù bạn muốn đạt được điều gì, rào cản vẫn sẽ luôn tồn tại. Nếu ta quá rối trí bởi những rào cản, thì ta có thể thuộc loại người thứ nhất đi qua đường: Thấy sợ quá nên bỏ về nhà ngủ mất, tất nhiên chúng ta cũng có thể áp dụng cách sống này, và rồi chúng ta sẽ không gặp vấn đề nào nữa. Tuy vậy, nếu cuộc sống mà không có những trải nghiệm thì còn gì thú vị nữa?
Cũng có thể bạn sẽ có cách giải quyết của người đi xe kiểu thứ hai: Ì ra phân tích từng vấn đề, có nghĩ cách giải quyết cho từng vấn đề, nhưng vừa nghĩ xong định áp dụng, thì nhìn lại vào thực tế, nó không phải như bạn đã nghĩ nữa rồi. Vậy nên, bạn có thấy mệt mỏi không khi cứ nghĩ quá nhiều mà hành động quá ít?
Vậy nên điều cần thiết là luôn hướng tới tương lai, tập trung vào nó, nhưng để tầm nhìn của bạn đủ mở rộng để nhìn thấy rào cản mà tìm cách vượt qua thích hợp, và có những hành động cụ thể nữa.
3. Thêm một câu chuyện nữa tôi muốn kể cho các bạn: Một cung thủ được ông thầy của mình dạy ngắm bắn... Mặt Trăng. Nhiều người bảo như vậy thật điên, nhưng cung thủ ngày nào cũng cứ tập bắn như thầy mình bảo. Hiển nhiên là anh ta không thể nào bắn đến đích là Mặt Trăng được, nhưng rốt cuộc anh ta vẫn trở thành cung thủ giỏi nhất của quốc gia đó.
Hãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó. Đó là chưa kể, bạn đạt được mục đích của mình, lại còn nhận được những điều tuyệt vời quá sức tưởng tượng của mình thì sao?!
<Sưu tầm>

Read User's Comments(0)

Mục đích sống.





ImageTạo hoá thật kỳ diệu khi ban tặng cho con người một đời sống tràn ngập màu sắc, đa dạng cung bậc cảm xúc. Nhưng chính mỗi con người lại tạo dựng nên một sự sống mang bản sắc rất riêng và từ cuộc đời riêng ấy mỗi cá thể đã góp chung thành bản giao hưởng sống hùng tráng của loài người.

Chúng ta hạnh phúc vì đã là một con người và được tạo hoá ban tặng cho những đặc ân chỉ dành cho loài người. Chúng ta có mọi khả năng và trí tuệ để làm kẻ thống trị thế giới này. Nhưng có một điều, có rất nhiều người không bao giờ biết được ta sinh ra, ta tồn tại và sống trên cõi đời này vì điều gì? Đâu là mục đích sống của ta? Thậm chí có những người đi hết cả cuộc đời vẫn từng một lần đặt ra câu hỏi. Và chính vì thế họ đã sống một cuộc đời bé mọn
Bạn có biết tại sao có những người bỏ ra cả 20 năm trời chỉ để theo dõi cuộc sống của bầy tinh tinh châu Phi? Bạn có hiểu được tại sao có những nhà khoa học thất bại hàng nghìn lần trong các cuộc thí nghiệm nhưng lại được coi là một người thành công không? Bạn có bao giờ hỏi tại sao anh chàng Terry Fox mang bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn ngày ngày guồng chân chạy bộ trên đường? Bạn có biết được lý do bỏ học giữa chừng của tám trên mười tỷ phú Mĩ không? Có một câu trả lời chung cho tất cả, đó là: Họ có mục đích sống, một mục tiêu rõ ràng. Họ mới chính là những cá thể biết tận dụng bằng hết sự ưu ái về trí tuệ và cảm xúc mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.
<Tổng hợp>

Read User's Comments(0)

Phát biểu của bà Tiến sĩ Tamara Pshenhicova.

Phần 1
(đang cập nhật)

Read User's Comments(0)

Design by Lương Quốc Hùng. Được tạo bởi Blogger.