Làm cách nào để xây dựng một doanh nghiệp KDTM

Randy Gage -
Tác giả, Nhà kinh doanh theo mạng nổi tiếng người Mỹ


"Cuốn sách này viết dành cho nhiều người. Trước hết, nó phải dành cho những người bạn của tôi, những người đã từng chế nhạo tôi, những người đã mỉa mai tôi và nói rằng, kinh doanh theo mạng chẳng thể kiếm ra một xu nào. Nhưng chính những điệu cười chế nhạo đó đã thôi thúc tôi đi đến quyết định chắc chắn, bắt nó phải kiếm ra tiền ! Và thế là nó đã làm ra được tiền."

"... Trong bất cứ một giai tầng nào của xã hội cũng có một số người ngừng làm việc ở độ tuổi còn trẻ và sống giàu có. Thảnh thơi. Một số người bảo đảm cho mình cuộc sống đầy đủ về gia đình bằng những năm tháng lao động vất vả. Phần lớn lại là những người “cày cuốc” 45 năm trời, tham gia vào những cuộc “chạy nước rút” để tích góp cho những năm tháng dưỡng già “vàng ngọc” của mình .

            Có điều gì khác biệt giữa những người đã nói ở trên? Những người mà chúng tôi nêu ra đầu tiên có những bí quyết gì? Họ đã làm như thế nào để trở nên giàu có một cách nhanh chóng như thế? Chúng ta phải làm gì để có thể đứng chung trong một hàng ngũ với họ? Một câu hỏi đầy hấp dẫn…
            Có một điều tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, tôi không chỉ thuộc về nhóm người thức nhất, mà còn đã giúp cho hàng ngàn người khác thành đạt như họ.
            Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn
            Tôi không phải là người quản lý đặc biệt hay thương gia với quy mô lớn hay trùm tư bản bất cộng sản. Trong một thời gian ngắn những người này có thể tích lũy được cho mình một tài sản tương đối lớn, tuy vậy họ không thể “về hưu” sớm, và càng không thể sống thảnh thơi. Và cho dù họ có là những người chiến thắng trong các cuộc “chuột chạy nước rút” đi chăng nữa thì cuộc sống của họ vẫn chỉ là cuộc sống của “chuột”.
            Nhóm người, trong đó có tôi, là thế hệ của những ông chủ, những người đã tạo lập ra nguồn thu nhập bền vững. Những người này đã xây dựng lên cơ chế tiền tệ đa cấp, cơ chế mã đã liên tiếp mang lại cho họ những món thù lao đáng kể. Khoản thu nhập này không hề phụ thuộc vào việc là họ đang làm việc hay đang thư  thái nghỉ ngơi trên bãi biển vùng nhiệt đới, vùi chân trong cát và thảnh thơi uống nước dừa.
            Việc phân tích những người này đã đạt được thành quả đó như thế nào thực sự hấp dẫn. Hẳn các bạn sẽ nghỉ rằng họ được đạt được vị thế như  hôm nay là nhờ trình độ học vấn cao, nhưng trong những trường hợp đã đưa ra thì hoàn toàn không phải thế. Nhiều thành viên của nhóm này chỉ có trình độ cấp trung học phổ thông (như tôi). Trong lúc đó có những người có trong tay vài tấm bằng đại học vẫn mà thất nghiệp.
            Mặc dù những người trong nhóm của tôi, để đạt được thành công này đã phải làm việc cật  lực, nhưng đó vẫn chưa phải là nhân tố quyết định. Trên thực tế, tuy không tiện nói ra, nhưng phần lớn mọi người đều làm việc vất vả nặng nhọc hơn tôi và những người trong nhóm chúng tôi, tất tiên vẫn không có thu nhập cao hơn chúng tôi.
            Người thợ cơ khí khuyên bảo dưỡng xe cho tôi, người chăm sóc vườn cỏ cho tôi, nhân viên xoa bóp của tôi hay cô phục vụ trong nhà hàng mà tôi hay lui tới– tất cả họ đều có công việc nặng nhọc hơn tôi, tuy vậy không ai trong số họ giàu có lên nhờ nghề nghiệp của mình cho dù họ làm việc vô cùng vất vả. Hơn thế nữa, không một ai trong số họ có khả năng được sớm rảnh rang vui thú tuổi già.
            Những người này và hàng triệu những người lao động như họ đang là nô lệ cho cơ chế hoạt động sai lệch của hệ thống kinh tế. Công việc của họ được ví như một cái bẫy mà trong cái bẫy đó họ phải đánh đổi thời gian của mình để lấy tiền bạc. Để càng nhận được nhiều tiền họ càng phải làm việc mệt nhọc hơn, lâu hơn. Phần lớn họ bị mắc kẹt ở nơi mà họ làm công ăn lương hoặc làm việc không có phụ cấp ngoài giờ, vì vậy không một công việc nào mang đến cho họ cơ hội đổi nhiều thời gian hơn để lấy một khoản thù lao lớn hơn. Kết quả là họ phải bắt buộc vợ (hoặc chồng) hoặc người cộng tác của mình làm việc, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ…
            Như vậy, họ đôi khi cả vợ hoặc chồng họ tìm thêm cho mình một công việc khác. Kết cục, những gia đình có ba bốn nguồn thu nhập phải lủi thủi tận dụng mọi khả năng đổi thời gian để lấy được nhiều tiền hơn.
            Cũng bằng cách đỏ, chẳng có ai nuôi dạy con cái cả. Bọn trẻ học hành nhờ các phương tiện kinh tế nghe nhìn. Chúng cần bố mẹ thì các ông bố bà mẹ của chúng tôi lại không có nhà. Họ đang vùi đầu vào những công việc, cố gắng kiếm thật nhiều tiền để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con cái mình. Đó là một cái vòng luẩn quẩn.
            Và thật là ngu ngốc
            Vì khi tham gia vào trò chơi “tôi đổi thời gian lấy tiền” bạn sẽ không bao giờ thực sự thỏa mãn được nhu cầu tài chính của mình . Những người  trong giới của tôi rút ra cho mình những kinh nghiệm rằng, để đạt được sự độc lập trăm phần trăm về kinh tế cần phải áp dụng hai nguyên tắc cơ bản sau cho sự phát đạt của mình :
            1. Bạn cần phải sử dụng “nguyên tắc đòn bẩy” để tránh tình trạng tiến thoái lưỡng nan của việc phải đổi thời gian lấy tiền bạc.
            2. Buổi sáng khi tỉnh dậy bạn phải soi gương và thử hình dung rằng, bạn đang nói chuyện với thủ trưởng.
            Khi bạn nắm bắt được hai nguyên tắc này và tích cực vận dụng chúng vào cuộc sống của mình thì sự thành công của bạn chắc chắn sẽ được bảo đảm.
            Bạn sẽ được nghiên cứu kỹ càng, chi tiết những nguyên tắc đó trong cuốn sách này. Bạn sẽ hiểu rằng cả hai nguyên tắc này là nền tảng cho thời cơ của kinh doanh theo mạng. Khi bạn bắt tay vào làm một cái gì đó, hãy sử dụng “đòn bẩy”, tức là mục đích của những người có mong muốn như bạn: chắc chắn sẽ có hiệu quả. Sự nỗ lực chung thường có sức mạnh lớn hơn cả về công việc của những người riêng lẻ. Nếu như tất cả đều diễn ra đúng theo trình tự thì “Cơ chế sinh lợi nhuận đa cấp” tự thân nó sẽ đến.
            Và bạn có thể điều khiển được nó.
            Để được như vậy bạn phải làm hai việc. Thứ nhất, trong một tuần phải cho phép mình nghỉ ngơi một ngày, cởi bỏ chiếc áo khoác của kẻ nô lệ cho công việc của thời hiện đại. Bạn phải làm chủ số phận của mình. Thứ hai, bạn phải tham gia vào một Công ty kinh doanh theo mạng có tên tuổi, uy tín.
            Kinh doanh theo mạng – Network Marketing (hay còn gọi là kinh doanh đa cấp – Multi Level Marketing hoặc viết tắt là MLM) là một trong những ngành kinh doanh có triển vọng trên thế giới.
            Dân chúng của 50 bang ở Mỹ và 75 nước trên thế giới đang đi theo ngành kinh doanh này. Hàng triệu phân phối viên độc lập tham gia hàng năm vào một hệ thống có doanh số từ 60 đến 80 tỉ đô-la. Kinh doanh theo mạng vận dụng ba bí quyết thành công của J.Pole Getti:
1.      Hãy sử dụng sản phẩm cần thiết cho mỗi người
2.      Hãy tạo ra các bản sao của mình .
3.      Hãy trở thành một nhà doanh nghiệp độc lập.
Bạn tham gia vào kinh doanh theo mạng để làm gì ?
Có bao nhiêu nhà phân phối viên thì có bất nhiêu câu trả lời cho câu hỏi này. Nhưng thường thì những câu trả lời đều có liên quan đến phong cách sống mà kinh doanh theo mạng có thể đem lại cho bạn. Tính ưu việt của hình htức kinh doanh nào thể hiện như sau :
-         Lựa chọn đối tác
-         Khởi nghiệp kinh doanh với số vốn ít ỏi
-         Công việc tại nhà
-         Tự lựa họn thời gian khi bạn muốn làm việc
-         Làm quen với những sản phẩm độc đáo, mới lạ không ở đâu có
-         Nhiều lợi thế lớn về thuế
-         Thỏa mãn khả năng thu lợi nhuận một cách không giới hạn.
-         Cơ hội tạo ra cho mình những thành tựu xuất sắc, cổ vũ tinh thần cho thành công của đồng nghiệp.
Rõ ràng, tất cả những ưu thế này có nghĩa là không phụ thuộc vào những cuộc “chuột chạy nước rút”. Những ưu việt mà chúng tôi vừa nói ở trên không ở đâu khác có được. Trong khi đó cũng có nhiều người coi việc cần thiết phải làm việc cho ai đó là chuẩn mực, nhưng họ thật sai lầm khi tin rằng công việc của họ sẽ mang đến cho họ những lợi nhuận tương tự.
Là cựu chủ tịch Phòng thương mại và là người đứng đầu 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi có thể khẳng  định rằng, các nhà quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức truyền thống bị hạn chế hơn những công nhân làm thuê! Liên tục phải thay đổi nhân sự, quyết toàn về hàng hoá, lượng đầu tư khổng lồ, các công lệnh của chính phủ, các đối thủ cạnh tranh… làm cho tôi phải thường xuyên làm việc nhiều hơn các nhân viên của tôi, và thu nhập nhiều khi còn ít hơn họ.
Con người đã quá mệt mỏi về cái vòng xoáy vô tận của các công cuộc đổi mới, cải tiến, của việc mua bán tín dụng, và nợ nần, lo sa thải và lo đi tìm việc. Ngày nay chúng ta đang đi tìm cho mình một công việc hấp dẫn có thu nhập cao, mang lại cho ta tiền thù lao, một môi trường làm việc thoải mái giữa những cộng sự dễ gần.
Kinh doanh theo mạng sẽ giúp bạn làm điều đó
Bởi vì, khác với các cuộc “chuột chạy nước rút” có tính tập thể khác, trong mạng lưới này bạn sẽ không bao giờ len lách lên trước được nhờ sự ăn thua với người khác. Con đường đến với sự thành công chỉ có thể mở ra khi giúp đỡ người khác. Nếu không giúp đỡ người khác đạt được thành công thì chính bạn cũng không tới được cái đích này. Trên thực tế, đúng là bạn càng giúp được nhiều người bao nhiêu thì bạn càng thành đạt bấy nhiêu.
Nếu như bạn đang tìm cách làm thế nào để nhanh chóng trở nên giàu có thì kinh doanh theo mạng không phải dành cho bạn đâu.
Tuy nhiên nếu bạn sẵn sàng làm việc vất vả và cật lực trong thời gian từ 2 đến 4 năm để đáp ứng được nhu cầu về tài chính cho cả cuộc đời thì đây đích thực là công việc của bạn. Nếu bạn là sinh viên hay bà mẹ phải ở nhà trông con nhỏ thì ngày làm việc không ấn định giờ là cơ hội  tuyệt vời, thậm chí nếu bạn chỉ có vài trăm đô la cho việc này. Như vậy, bạn đang ở đúng chỗ và đúng lúc.
Kinh doanh theo mạng xuất hiện trong hệ thống kinh doanh tự do như một cơ hội hiện thực cuối cùng cho mỗi con người bình thường mặc dù họ không có vốn lớn, nhưng lại mơ ước trở thành người độc lập về tài chính. Giúp đỡ người khác là tự giúp đỡ mình .
Tất nhiên, khi vợ của một người chủ trang trại, một vị bộ trưởng hay một nhà giáo về hưu có thu nhập là hàng chục – hàng trăm ngàn đô la thì kinh doanh theo kiểu này sẽ làm cho mọi người tròn mắt ngạc nhiên.
Vì tiềm lực về tài chính đầu tư cho ngành công nghiệp này tương đối lớn cho nên đã làm cho rất nhiều kẻ lừa đảo, bịp bợm lao vào như những con thiêu thân lao mình vào lửa. Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải hiểu được sự khác nhau giữa kinh doanh theo mạng hợp pháp với các hệ thống “hình tháp” mạo hiểm và các mánh khóe về tiền tệ…”

Read User's Comments(0)

Hai xu thế lớn: Công nghiệp chăm sóc Sức khỏe và Kinh doanh theo mạng

Paul Zane Pilzer -
Giáo sư, nhà kinh tế học - tác giả nổi tiếng (Mỹ)

Wellness - Công nghiệp Phong cách sống khỏe mạnh
và sự bùng nổ của kinh doanh theo mạng. 


Qua bài nói chuyện này, Bạn sẽ có câu trả lời:

Wellness là gì? Tại sao ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp là một xu thế tiêu dùng lớn nhất trên toàn thế giới trong thế kỷ 21.

Đặc điểm nào khiến cho Kinh doanh theo mạng là một hình thức phân phối tri thức hiệu quả nhất, và đặc biệt, sẽ tạo nên sự bùng nổ về nhu cầu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Cơ hội này dành cho ai?
- John David Mann và John Milton Fogg - Trích từ phỏng vấn Paul Pilzer (Đăng trong Tạp chí Network Marketing Lifestile, tháng 9-2001)
Paul Zane Pilzer là cố vấn kinh tế của hai đời tổng thống Mỹ, là nhà kinh tế và giáo sư đại học, đã viết 3 cuốn sách nổi tiếng được Tạp chí New York Times đưa vào hàng “best seller”. Ông đã trở thành triệu phú vào năm 25 tuổi, và hiện đang là một đại triệu phú. Ông là người đã đưa ra tiên đoán chính xác về sự bùng nổ của máy tính cá nhân và sau đó là internet. Sau đây là trích đoạn một số ý kiến của ông.
"... Chúng ta hiện đang chứng kiến sự bùng nổ của một ngành công nghiệp mới có doanh số lên đến một nghìn tỷ đôla, và trong hàng ngũ đi tiên phong của nó là các đại diện của ngành kinh doanh theo mạng.
Ngày hôm nay có một khả năng làm giàu lớn thuộc về những người đang làm công việc “phân phối tri thức”.
Trong tác phẩm gần đây của tôi có nhan đề là “Cuộc cách mạng Wellness: một nghìn tỉ tiếp theo” tôi đưa ra khái niệm hai dạng phân phối hàng hóa: phân phối vật thể và phân phố tri thức.
Phân phối vật thể có nghĩa là cung cấp đến người tiêu dùng sản phẩm mà người tiêu dùng đã quen biết và muốn có.
Còn phân phối tri thức có nghĩa là bạn sẽ được biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà trước đó bạn hoàn toàn không biết về nó. Ngày hôm nay chính dạng phân phối tri thức đang chứa đựng những khả năng phi thường. Những vấn đề nổi lên trong thiên niên kỷ mới – ít nhất cũng là trong thập kỷ đầu tiên – là thuộc về lĩnh vực phân phối tri thức: giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ mà cho đến hiện nay họ không hề biết. Những người thành công tuyệt đỉnh ở đây chính là những người nắm được công nghệ siêu đẳng hàng đầu, không chỉ đặc biệt mà là hiệu quả hơn tất cả những người khác.
Tôi định nghĩa “wellness” như là tiền được chi ra để được cảm thấy khỏe mạnh hơn, ngay cả khi bạn “không bệnh” theo những thông số phổ biến của ngành y tế. Để cơ thể khỏe mạnh hơn, thấy rõ hơn, nghe tốt hơn, để chống chọi với các triệu chứng của lão hóa. Ngày hôm nay nhu cầu chính của phần lớn mọi người không phải là tiền, mà chính là sức khỏe.
Ngày hôm nay, ở tầng lớp người có thu nhập càng thấp lại càng xuất hiện nhiều hiện tượng béo phì. Béo phì – đó là biểu hiện của chế độ ăn uống tồi. Thông thường, những người bị béo phì thì cũng thiếu vitamin, mệt mỏi, viêm khớp và nhiều bệnh khác phát sinh từ chế độ ăn uống không tốt.
So với năm 1980 số phần trăm những người béo phì và dư thừa trọng lượng ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi. Nếu năm 1980 có 15% dân số béo phì, thì đến năm 2000 con số này đã tăng lên 27% - có nghĩa 77 triệu người có triệu chứng lâm sàng về căn bệnh béo phì! Qua 4 năm tiếp theo con số này lại tăng lên 10% nữa và đang tăng với tốc độ không khác gì lây lan bệnh truyền nhiễm.
Với số lượng người béo phì và dư trọng lượng như vậy nên số người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh tương tự tăng lên gấp ba. Ngày hôm nay, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ chúng ta lại chứng kiến sức khỏe của một phần quan trọng dân chúng đang rơi vào ngõ cụt. Và đây là một con số nữa gây sốc: ở Mỹ có đến 61% dân số có trọng lượng cơ thể dư thừa. Con số này cũng tăng gấp đôi so với năm 1980.
Ngày hôm nay ngành công nghiệp ăn uống có doanh số gần một nghìn tỷ đôla; và hơn một nghìn tỷ nữa (chính xác là 1,5 nghìn tỷ) là của ngành “doanh nghiệp bệnh tật” – y tế. Hai ngành này nuôi nấng hỗ trợ nhau một cách thật kỳ quái, bởi vì phần lớn bệnh tật xuất phát từ chế độ ăn uống không đúng do chính ngành công nghiệp ăn uống mang lại. Hai lĩnh vực khổng lồ với doanh số gần ba nghìn tỷ cộng tác với nhau để duy trì con số 61% dân chúng Mỹ bị dư thừa trọng lượng.
Đặc biệt là ngành công nghiệp ăn nhanh (fast food) và đồ ăn đóng gói. Trong các hiệu café, quán ăn người ta bán những món ăn hầu như không có ích lợi gì cho cơ thể con người. Chỉ có calo, đường và các chất phụ gia kích thích thèm ăn để tiêu thụ và tiêu thụ tiếp những thức ăn này. Người ta chóng quen với các loại thức ăn này, đặc biệt là trẻ em, thế nhưng trong đó lại không có gì hữu ích cả, và thế là bắt đầu các vấn đề sức khỏe trong đó có dư thừa trọng lượng.
Còn y tế thì sao? Nó hiện có doanh số 1,5 nghìn tỷ đô la. Nền y tế hiện đại đang chủ yếu chữa bệnh chứ ít làm các việc để ngăn ngừa bệnh. Hãy tưởng tượng, một người ngay từ nhỏ đã thích bánh mì kẹp hamburger, bị dư thừa trọng lượng bởi thức ăn quá nhiều calo, đến 30-40 tuổi bắt đầu có vấn đề sức khỏe, và đến bác sĩ. Bác sĩ làm gì? Bác sĩ sẽ khắc phục các triệu chứng, cho đơn thuốc. Người đó cầm đơn thuốc đi đến hiệu thuốc và mua thuốc. Nhà sản xuất thuốc sẽ thống kê các đơn thuốc của bác sĩ và trích thưởng cho bác sĩ tiền hoa hồng. Như thế thì hệ thống y tế sẽ không có lợi nếu người ta khỏe. Nó sẽ có lợi nếu người ta sống lâu nhưng luôn bệnh tật và do đó luôn phải mua thuốc. Có thể kể ra nhiều điều tương tự nữa.
Nếu nhìn vào các con số trên đây chúng ta có thể nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa sẽ đến một ngày mà tất cả mọi người đều dư thừa trọng lượng và mắc bệnh béo phì. Thực tế thì không phải như vậy.
Trong 39% dân số Mỹ không bị thừa trọng lượng có khoảng 10-15 triệu người đứng tuổi, nhưng khi có tuổi họ lại khỏe mạnh, và họ thực sự là trẻ nếu so sánh các chỉ số sinh học.
Những người này đại diện cho một khu vực kinh tế mới. Về cơ bản đây là những người có cuộc sống tốt, có tiền là họ nghĩ ngay đến việc phải củng cố sức khỏe, cải thiện chế độ ăn uống, cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng tố cần thiết, và nhất là thường xuyên sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng để duy trì trạng thái cơ thể khỏe mạnh.
Khi quan sát xu hướng này ta ngạc nhiên nhận thấy sự ra đời và phát triển của một ngành kinh tế mới.
Vào năm 2000 doanh số của ngành Wellness ở Mỹ đã đạt 200 tỷ đôla, trong đó chi cho các câu lạc bộ sức khỏe là 24 tỷ và cho vitamin và khoáng tố là 70 tỷ, tức là khoảng một nửa tổng số trên. Mười năm trước không hề có cái gì giống như thế cả.
Về định nghĩa, tất cả ngành wellness – đó đều là ngành công nghệ mới. Cách duy nhất để bạn biết về điều này – đó là qua người quen, người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chẳng hạn bạn gặp một người bạn học cũ: “Này John, trông cậu thật là tuyệt, cậu tràn trề sức khỏe, làm sao mà cậu được như thế?”. Bạn tiếp xúc với kinh nghiệm của ai đó về wellness và bạn bỗng thấy có cả một ngành wellness khổng lồ với biết bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Từ tất cả các lĩnh vực mà tôi đã từng nghiên cứu từ trước cho tới nay tôi thấy ngành wellness hiện tại là có nhiều hứa hẹn nhất.
Thông tin đúng đắn về ăn kiêng, dinh dưỡng, chế độ ăn uống đúng, vitamin, khoáng tố, chất bổ sung dinh dưỡng là hầu như mâu thuẫn với những gì chúng ta được giáo dục. Tồn tại rất nhiều thông tin không chính xác, vì thế chúng ta không lạ khi thấy mọi người nói chung rất hoài nghi về điều này. Cách duy nhất để thay đổi tư duy của họ để bắt đầu tiếp nhận một thông tin mới – đó là qua giao tiếp con người với nhau.
Điều đó không thể thực hiện được trong một ngày. Có thể cần đến ba, bốn, năm, sáu cuộc nói chuyện với những người khác nhau bạn mới có thể thay đổi ý kiến của mình. Đó là vì sao, ngành wellness, mà thực chất là thông tin thay đổi nếp nghĩ của con người, lại làm việc tốt nhất trong điều kiện giao tiếp tay đôi gần gũi, tức là theo phương pháp của kinh doanh theo mạng.
Trong tương lai tôi nhận thấy, vào năm 2010 doanh số của ngành wellness có thể đạt tới một nghìn tỷ đôla. Tôi cũng nhận thấy tiềm năng vô cùng to lớn của ngành kinh doanh theo mạng và của những con người đại diện của ngành này. Tôi thấy rõ một số công ty kinh doanh theo mạng đang đi đầu trong ngành này vì họ đang vượt lên trên những người khác với thông tin mới của mình. Tôi nhìn thấy những khả năng tuyệt vời của ngành kinh doanh theo mạng, bởi vì ngày hôm nay – đó là phương pháp tốt nhất giới thiệu đến mọi người những sản phẩm và dịch vụ mới, ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Các công ty kinh doanh theo mạng đang có những khả năng vô tận để đưa những sản phẩm và dịch vụ của ngành wellness đến với người tiêu dùng. Tôi cũng nhìn thấy tiền đồ to lớn của những công ty kinh doanh theo mạng thành công, nhất là khi đang hoạt động trong ngành wellness gắn liền với sự phát triển công nghệ mới. Những công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình sẽ đạt thành công cao nhất...".

Hữu Hiệp

Read User's Comments(0)

Kiến thức cho Doanh nhân: Từ tốt đến Vĩ đại




Đối mặt với sự thật phũ phàng
Sự thật tốt hơn giấc mơ
Một trong những chủ đề quan trọng trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi là kết quả nhảy vọt đến từ một loạt những quyết định đúng đắn, được thực hiện nghiêm túc và tạo nền tảng cho nhau. Dĩ nhiên, không phải công ty nhảy vọt là luôn có những quyết định hoàn hảo. Nhưng nhìn chung, họ đưa ra nhiều quyết định đúng hơn là quyết định sai, và họ đưa ra nhiều quyết định đúng hơn so với công ty đối trọng.
Và điều quan trọng nhất, đối với những lựa chọn mang tính quyết định, họ chính xác đến phi thường.
Điều này khiến chúng tôi phải đặt câu hỏi. Phải chăng chúng tôi đang tập trung nghiên cứu một danh sách các công ty được thần may mắn mỉm cười khi cần đưa ra quyết định? Hay là có một điều gì đó khác thường trong quá trình hoạt động giúp họ tăng một cách đáng kể tỉ lệ quyết định đúng? Câu trả lời là có một điều gì đó khác thường.
Các công ty nhảy vọt thể hiện hai dạng đặc trưng của tư trưởng kỷ luật. Điều thứ nhất, cũng là tiêu đề của chương chính là họ đưa ra những sự thật phũ phàng vào toàn bộ quá trình. (Điều thứ hai chúng tôi sẽ nói đến trong chương sau, đó là họ thiệt lập một cơ cấu tham khảo đơn giản nhưng hiệu quả, phục vụ việc ra quyết định). Ngay cả khi quyết định không tự nó thể hiện quyết tâm đánh giá trung thực tình hình, thì có một điều chắc chắn: Bạn không thể đề ra một loạt những quyết định đúng đắn mà trước tiên không đối mặt thực tế. Các công ty nhảy vọt hoạt động theo nguyên tắc này, còn các công ty đối trọng thường không.
Theo đuổi một tầm nhìn vĩ đại không có gì là sai trái. Thật ra thì các công ty nhảy vọt đều đề ra mục tiêu phải đạt sự vĩ đại. Nhưng không như các công ty đối trọng, các công ty nhảy vọt đưa sự thật phũ phàng vào trong từng bước đi đến vĩ đại.
Môi trường lắng nghe sự thật
Bạn có thể bắt đầu tự hỏi: “Làm thế nào để động viên mọi người bằng sự thật phũ phàng? Chẳng phải động lực đến từ một tầm nhìn thuyết phục sao?” Câu trả lời, ngạc nhiên thay, là “Không”. Không phải vì tầm nhìn không quan trọng, mà là vì dành công sức để động viên mọi người là một việc làm vô ích. Một trong những chủ đề xuyên suốt của quyển sách này là một khi bạn áp dụng thành công các kết luận đưa ra, thì bạn sẽ không mất thời gian và công sức để động viên mọi người. Nếu bạn có được đúng người trên chuyến xe, họ sẽ rất năng động. Câu hỏi đặt ra là: “Bạn phải quản lý như thế nào để mọi người không chán nản?” Và hành động gây nản nhất là cứ đưa ra những niềm hy vọng ảo, để rồi sớm tan tành.
Vâng, lãnh đạo là phải nói đến tầm nhìn. Nhưng lãnh đạo đồng thời cũng phải tạo ra được môi trường nơi sự thật được lắng nghe và thực tế được nhìn nhận. Giữa việc tạo cơ hội cho mọi người nghe lên tiếng và cơ hội được lắng nghe là hoàn toàn khác xa. Những nhà lãnh đạo nhảy vọt thấu hiểu sự khác biệt này, nên họ tạo ra một văn hoá cho mọi người được quyền lắng nghe, và nhất là sự thật phải được lắng nghe.
Làm thế nào để tạo ra một môi trường lắng nghe sự thật? Chúng tôi đưa ra bốn hành động cơ bản sau:
1. Lãnh đạo bằng câu hỏi, không phải bằng câu trả lời:
Các nhà lãnh đạo công ty nhảy vọt, thường áp dụng phong cách của Socrate. Ngoài ra, họ dùng câu hỏi và một và chỉ một lý do: tìm hiểu thật rõ. Họ không sử dụng câu hỏi để gợi ý (“Anh có đồng ý với tôi rằng?..”) hay để đổ lỗi và hạ thấp người khác (“Sao anh lại làm mọi thứ rối tung thế này?...”). Khi chúng tôi hỏi các nhà lãnh đạo về các cuộc họp ban lãnh đạo trong quá trình chuyển đổi, họ cho biết hầu hết thời gian “chỉ để cố gắng hiểu”.
Các nhà lãnh đạo công ty nhảy vọt còn biết tận dụng các cuộc họp không chính thức với giám đốc và nhân viên, mà không cần có lịch trình, kịch bản, hay danh sách các điểm cần thảo luận. Thay vào đó, họ chỉ cần khai mạc buổi họp bằng những câu hỏi như: “Lúc này anh nghĩ gì?” “Các anh có thể kể cho tôi nghe được không?” “Anh hãy làm rõ cho tôi hiểu được không?” “Tại sao chúng ta phải lo lắng về điều này?” Những cuộc họp không đúng nghị trình này trở thành một diễn đàn cho thực tế cơ hội được trình bày.
Lãnh đạo một công ty từ tốt đến vĩ đại không có nghĩa là lúc nào cũng phải có câu trả lời, rồi lại khuyến khích nhân viên đi theo tầm nhìn “cứu thế” của bạn. Lãnh đạo có nghĩa là bạn phải khiêm tốn thừa nhận rằng bạn chưa hiểu đủ rõ để có câu trả lời và sau đó biết đặt ra câu hỏi để đưa đến những thông tin quý giá.
2.Tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận, đừng ép buộc
Các công ty nhảy vọt có khuynh hướng trao đổi căng thẳng. Những cụm từ như “tranh luận lớn tiếng”, “trao đổi căng thẳng”, “dấu hiệu bất đồng tốt” thường xuyên xuất hiện trong các bài báo và phỏng vấn. Họ không lợi dụng thảo luận như một quá trình giả tạo để mọi người có quyền phát biểu rồi sau đó đồng ý với một quyết định đã được đưa ra trước. Quá trình thảo luận được xem như một cuộc tranh luận khoa học, trong đó mọi người tham gia để tìm ra câu trả lời tốt nhất.
3. Thực hiện các cuộc phân tích, không đổ lỗi
Khi bạn quay lại phân tích vấn đề mà không đỗ lỗi, bạn đã tiến xa trong việc tạo dựng một môi trường để sự thật được chú ý. Nếu bạn có những người thích hợp trên chuyến xe, bạn gần như không bao giờ phải đổ lỗi mà chỉ cần tìm kiếm sự thấu hiểu và học tập kinh nghiệm.
4. Thiết lập chế độ “cờ đỏ”
Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, người nào có nhiều thông tin chính xác sẽ có được lợi thế hơn. Nếu chúng ta nhìn lại quá trình phát triển và suy tàn của các tổ chức, chúng ta ít gặp trường hợp công ty nào vấp ngã vì thiếu thông tin.
ImageThật sự là chúng tôi không tìm thấy dữ liệu cho thấy các công ty nhảy vọt có thông tin nhiều hơn hay chính xác hơn các công ty đối trọng. Không hề. Cả hai nhóm công ty đều gần như có trong tay nguồn thông tin như nhau. Vấn đề không nằm ở chỗ thông tin chính xác hơn, mà là ở chỗ đưa thông tin thành thông tin không thể bỏ qua.
Một phương pháp đặc biệt hiểu quả là cơ chế “cờ đỏ”. Cho phép tôi dùng ví dụ của cá nhân để minh hoạ ý tưởng này.
Khi tôi tham gia giảng dạy bằng phương pháp phân tích thực tế tại Khoa Kinh tế trường Stanford, tôi giao cho mỗi học viên MBA một mảnh giấy đỏ tươi khổ A4, kèm theo lời hướng dẫn: “Đây là lá cờ đỏ của bạn trong khoá học này. Nếu bạn giơ lá cờ đỏ này lên, cả lớp sẽ dừng lại cho bạn. Không có mặt giới hạn nào về các bạn dùng cờ đỏ lúc nào và như thế nào. Bạn có thể dùng để nêu lên một nhận xét, chia sẻ một kinh nghiệm riêng, trình bày một phân tích, phản đối lại giáo sư, tranh luận với vị Tổng giám đốc khách mời, trả lời câu hỏi của bạn mình, đặt câu hỏi, đưa ra lời đề nghị, hay bất cứ lý do nào khác. Bạn sẽ không bị phạt vì sử dụng cờ đỏ. Cờ đỏ chỉ được sử dụng một lần duy nhất trong suốt khoá học. Cờ đỏ của bạn không thể được nhượng lại cho người khác; bạn không thể cho hoặc bán lại cho người khác trong lớp.”
Với lá cờ đỏ, tôi không biết chính xác chuyện gì sẽ diễn ra trong lớp mỗi ngày. Có lần, một sinh viên dùng cờ đỏ để nhận xét: “Giáo sư Collins, tôi nghĩ hôm nay giáo sư dẫn dắt lớp không hiệu quả. Thầy đã định hướng quá nhiều bằng câu hỏi, chúng ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ độc lập của chúng tôi. Hãy để chúng tôi tự nghĩ ra.” Lá cờ đỏ đã giúp tôi nhận ra sự thật phũ phàng là các đặt câu hỏi của tôi đã ảnh hưởng đến việc học của mọi người. Một cuộc thăm dò ý kiến vào cuối khoá học có lẽ cũng sẽ cho tôi biết thông tin này. Nhưng một lá cờ đỏ, ngay lập tức và trước mặt mọi người, đã biến thông tin về điểm yếu của tôi thành một thông tin tôi không thể bỏ qua được.
(còn tiếp)
Trích trong Từ tốt đến Vĩ Đại – Jim Collins

Read User's Comments(0)

Thành công từ một xu hướng kinh doanh mới


BÁO Doanh nghiỆp Thứ ba, 14:29 | 25/01/2011 –
Con số 481.222.132 USD (là tổng số tiền trả hoa hồng của toàn Tập đoàn Vision, trong đó riêng của Việt Nam là 18 triệu USD)(*) và chỉ số tăng trưởng trung bình hằng năm (trong 8 năm tại thị trường VN(*) là 50%, riêng năm 2009 là 70%. Đây là kết quả ngoạn mục của Vision Việt Nam đã được khẳng định trong buổi lễ Kỷ niệm 8 năm thành lập Công ty ngày 15-16/12/2010 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội. Sự thật này cũng khẳng định sự lên ngôi của xu thế kinh doanh kinh doanh đa cấp.


Ưu thế của ngành kinh doanh đa cấp
Kinh doanh đa cấp (Tiếng Anh: Multi-level Marketing) hay Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) còn có tên gọi là kinh doanh theo mạng, kinh doanh truyền tiêu, marketing đa tầng, bán hàng trực tiếp….là một ngành kinh doanh ra đời tại Mỹ, có phương thức kinh doanh quản lý riêng, khác với kinh doanh truyền thống.Tồn tại đã trên 70 năm, ngành kinh doanh đa cấp đã lan truyền trên khắp các châu lục từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Hình thức kinh doanh này được coi là một hình thức kinh doanh có hiệu quả và Việt Nam đang là một thị trường hấp dẫn chỉ sau Trung Quốc. Kinh doanh đa cấp là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Phương thức kinh doanh này tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh đa cấp gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, và thường được quy kết với mô hình tháp ảo, nó luôn nằm trong suy nghĩ của mọi người về sự khen – chê, đúng –sai.
Là doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm phục vụ sức khoẻ con người, kể từ khi ra đời năm 1996, Tập đoàn quốc tế Vision Internationnal People Group vẫn luôn là đơn vị dẫn đầu và giữ được tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20%/năm. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1998, Công ty không những đứng vững mà còn được ghi vào sách kỷ lục Guiness về tốc độ tăng trưởng mạnh nhất thế giới. và ngay trong cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất, Công ty vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm,tại Việt Nam là 50%. Để các công ty kinh doanh theo mạng tồn tại và phát triển thì các sản phẩm đưa ra thị trường phải đáp ứng tốt mong muốn của người tiêu dùng cũng như vị trí độc quyền phân phối sản phẩm ra thị trường. Ưu thế nổi trội của ngành kinh doanh đa cấp là bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ mua được hàng chính hãng và giá cả là giá chung của công ty (tránh được trường hợp cạnh tranh về giá).
Cần cái nhìn đúng đắn
Hoạt động bán thực phẩm chức năng vẫn gây nhiều tranh cãi bởi có những hình thức biến tướng xảy ra. Có những công ty bán các sản phẩm mà theo người phân phối nói là có thể chữa bách bệnh rồi bán với giá trên trời, trên thực tế đã xảy ra rất nhiều mà nạn nhân thường là người kém hiểu biết ở những vùng xa xôi thiếu thông tin. Chính những hình thức lừa đảo trên đã mang tiếng xấu cho dòng thực phẩm này. Thực phẩm chức năng (TPCN) là những thực phẩm bổ dưỡng mang đặc tính sinh học để cải thiện chức năng của cơ thể. TPCN có tác dụng tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh, nó còn có tên gọi là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học…TPCN được tổng hợp từ các tinh chất trong tự nhiên mà các sản phẩm thực phẩm có công dụng gần giống thuốc tuy không có công dụng, hiệu quả thay thế thuốc.Từ ngàn năm trước con người đã biết sử dụng loại cây cỏ thiên nhiên để phòng bệnh và xem ăn uống như là phương thức tốt để điều hoà âm dương, ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh tật là do dinh dưỡng không đủ, thế cân bằng bị phá vỡ, dinh dưỡng tốt sẽ là một liệu pháp tấn công vào nguyên nhân gây bệnh.
Triết lý của dòng sản phẩm Vision là: Sức khoẻ là do cây cỏ đem lại. Với triết lí này, hãng Vision và Arkopharma – hãng dược phẩm hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực nghiên cứu, chế biến thảo dược phục vụ cho sức khoẻ, đã hợp tác sản xuất và phân phối một loạt các sản phẩm chứa đựng các yếu tố sinh học được giữ nguyên vẹn nhờ một quá trình sản xuất hiện đại nhất, đó là phương pháp Cryogen. Phương pháp này dựa vào nguyên tắc đông lạnh các vật sống ở nhiệt độ âm sâu do đó các sản phẩm của Vision chứa các yếu tố sinh học 100% tự nhiên từ các thảo dược được giữ nguyên vẹn, giữ hết các tính chất hoạt tính mà thân thể con người có khả năng hấp thụ ở mức cao nhất. Hiện nay với việc ứng dụng công nghệ Nano trong một số sản phẩm đã đưa sản phẩm Vision tiến thêm một bước nữa trong việc tận dụng hết chức năng chữa bệnh của cây cỏ cũng như cách bảo quản các sản phẩm.
Thông qua hơn 10.000 kết quả thử nghiệm về sử dụng sản phẩm của Vision cùng với một quá trình thử nghiệm rất khắt khe của tổ chức y tế thế giới WHO, các sản phẩm của Vision đã vượt qua tất cả các cuộc kiểm định lâm sàng và được cấp giấy chứng nhận của tổ chức y tế thế giới (WHO). Ngoài chứng nhận hợp pháp của WHO sản phẩm của Vision còn đạt chuẩn GMP của Mỹ (Chứng nhận GMP của Mỹ có uy tín trên toàn cầu). Đây sẽ là một bước ngoặt lớn để các sản phẩm của Vision khẳng định tính hợp pháp, chấm dứt mọi tranh cãi về chất lượng sản phẩm.
Các TPCN nói chung và sản phẩm của Vision nói riêng đang là lựa chọn của người tiêu dùng bởi chính những sản phẩm này lại giải quyết nhiều bệnh tật. Cũng nên hiểu rõ Vision không phải là thuốc nên nó không có tác dụng thay thế thuốc điều trị chuyên dụng. Bởi vậy nó rất cần được hiểu đúng và sử dụng đúng cách.
Kinh doanh đa cấp bắt đầu vào Việt Nam chỉ khoảng mười năm nên vẫn còn là đề tài có nhiều ý kiến trái chiều bởi hình thức này khá mới mẻ, lợi nhuận cao không ngờ khiến nhiều người ngờ vực. Một số công ty đa cấp biến tướng phát triển ồ ạt với những hình thức lôi kéo, ép buộc người dân tham gia đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ cho các công ty chân chính, một lượng không nhỏ những nhà phân phối đã quảng bá quá mức về công dụng của sản phẩm cũng như cơ hội về nghề nghiệp, thêm vào đó, tầm nhìn của người dân vẫn còn hạn chế.
Song trong những năm gần đây, do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, hình thức Network marketing trở thành lựa chọn số một bởi nó rất hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Trong năm 2009, doanh số của các công ty bán hàng trực tiếp vẫn tăng vọt, cụ thể Vision Việt Nam tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể lý giải là khi khủng khoảng kinh tế nhiều công ty cắt giảm biên chế hoặc giảm lương nên nhân viên muốn tìm thêm việc để kiếm thêm thu nhập. Bán hàng trực tiếp được lựa chọn vì công việc không bắt buộc làm toàn bộ thời gian. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn phương thức kinh doanh này như Vina-Link, Amway, Avon……
Xu thế kinh doanh đa cấp hiện nay tại Việt Nam tăng rất mạnh kể từ khi Luật cạnh tranh ra đời vào cuối năm 2004 và Nghị định 110 được ban hành vào năm 2005, mô hình kinh doanh theo mạng được công nhận là kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam và đạt được những tổng doanh thu không ngờ. Năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập và chính thức ra mắt tại Hà Nội ngày 31 tháng 03 năm 2010 là động thái khẳng định Kinh doanh đa cấp cũng cần được coi trọng như các hình thức kinh doanh truyền thống tại Việt Nam. Do vậy mà ngành kinh doanh này đã thu hút rất nhiều các nhà hoạt động xã hội cũng như các chủ doanh nghiệp đầu tư hoạt động nghiên cứu và bắt tay hợp tác trong lĩnh vực này.
Nỗ lực khẳng định vị trí
Ông Tom Schreiter - Diễn giả hàng đầu về KDTM thế giới -
tác giả biệt danh "El- lớn"

Công ty Vision được coi là hàng đầu thế giới về dòng thực phẩm chức năng đã khẳng định Việt Nam là thị trường nhiều tiềm năng. Vision luôn coi công việc kinh doanh của mình là hoạt động của một ngành kinh doanh trí thức. Bởi chính những nhà phân phối họ là những người rất coi trọng và nghiêm túc trong các khóa đào tạo của công ty. Họ phải biết chuẩn bị cho mình một kiến thức đầy đủ về sản phẩm vì sản phẩm của Công ty là chăm sóc sức khỏe cộng đồng nên cần rất nhiều kiến thức tổng hợp để truyền bá tới người tiêu dùng một cách tốt nhất. Do vậy, trong buổi lễ kỷ niệm 8 năm hoạt động tại Việt Nam của Vision, Tập đoàn đã dành cho các nhà phân phối buổi tiếp xúc với nhà diễn giả nổi tiếng: ông Tom Schreiter còn có biệt danh là “El lớn” tác giả nổi tiếng của rất nhiều đầu sách “best- seller” về kinh doanh theo mạng. Ông đã rất thành công và trở nên giàu có, nổi tiếng nhờ vận dụng hình thức kinh doanh một cách linh hoạt. “El lớn” luôn đưa ra cách rèn dũa kỹ năng giới thiệu cho các nhà phân phối bằng các câu chuyện thực tế và những giai thoại thú vị mang tính nhân bản cao. Với một nhà phân phối giỏi thì đừng đơn thuần đưa ra các dữ kiện, hãy kể các giai thoại, cộng tác viên tiềm năng của bạn sẽ nhớ các giai thoại rất lâu sau khi đã quên hết các dữ kiện cụ thể. Các giai thoại có hiệu quả hơn và gây khích lệ mạnh hơn. Ông luôn nổi tiếng với việc coi: Dữ kiện chỉ nói lên các thông tin… Còn các câu chuyện thì có thể bán được. Một trong những cuốn sách mới nhất của ông về kinh doanh theo mạng đã luôn đề cập tới vấn đề ứng dụng Internet trong hình thức kinh doanh mạng, sự kết hợp này sẽ tạo ra một sắc màu mới còn gọi là làn sóng thứ ba - những nhà phân phối giỏi không cần phải là một nhà hùng biện và đi lại như con thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu.
Với lợi thế là một công ty đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, Vision Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình với các đại diện của Tập đoàn ở các nước nói chung cũng như việc đóng góp tích cực vào sự chuyển mình của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Từ hình thức kinh doanh của mình, Vision đang cùng góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.
Đỗ Ngọc

Read User's Comments(1)

Nỗ lực và thành quả


PDF In E-mail
Image
“Cuộc đời tựa như chiếc kèn trompet, không thổi vào thì sẽ không tạo ra âm thanh”.
W.C Handy
Nỗ lực là hành động gắng hết sức để biến điều gì đó thành hiện thực, là chấp thuận và công nhận ta đã tạo ra hiện thực của mình rằng điều ta nói, làm và nghĩ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả tạo ra.
Nỗ lực là toàn tâm toàn ý đầu tư vào điều ta mong muốn nhằm khiến nó xảy ra, nghĩa là sẵn sàng tìm đường đi, sẵn lòng tập trung thời gian và công sức để tạo ra hiện thực như ý muốn. Đối nghịch với nỗ lực là không làm gì. Dĩ nhiên là có lúc ta không làm gì thật, nhưng một khi đã tập trung vào thành quả, sự nỗ lực là rất cần thiết. Muốn thành công cách đảm bảo nhất là dựa vào nỗ lực bản thân để khiến cho điều đó xảy ra.
Trong thời gian học cao học, tôi có nói chuyện với Joe Nordstrom, giám đốc điều hành chuỗi Cửa hàng Tổng hợp Nordstrom. Ông kể tôi nghe chuyện như sau:
Dạo gần đây, việc kinh doanh tại chuỗi cửa hàng của ông diễn ra thật trì trệ. Dù cửa hàng vẫn đầy khách, nhưng không mấy ai mua mặt hàng dệt kim, kể cả tất dài – là thứ bình thường vẫn bán chạy.
Mệt mỏi vì cứ phải chờ khách tới, một nhân viên quyết định thử một phương pháp hoàn toàn mới. Cô xếp đầy một giỏ vớ dài và bít tất ngắn rồi đến một cao ốc văn phòng lớn gần đấy chào hàng. Cô lần lượt đến các phòng, cuối cùng đã bán gần hết giỏ hàng. Các đồng nghiệp lập tức noi theo cô, mỗi người chọn một cao ốc văn phòng rồi đưa hàng tới tận tay các nhân viên trong đó. Không chỉ bán hết nhiều giỏ đầy tất chân, họ còn khoảng thời gian vô cùng thú vị và kinh nghiệm tiếp thị độc đáo mà không trường lớp nào chỉ dạy.
Tôi hết sức bất ngờ với câu chuyện của Joe. Cuối buổi trò chuyện, ông nói: “Chúng tôi cho phép nhân viên thâm nhập vào thị trường, tự do ra ngoài tìm hiểu, khảo sát. Chính điều này kích thích họ nghĩ ra những sáng kiến, có thái độ làm việc tự giác, vui vẻ. Rõ ràng cách đó hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bó buộc họ ngồi một chỗ chờ khách”.
Joe Nordstrom và mọi nhân viên trong công ty của ông đều hiểu giá trị của sự nỗ lực. Nhờ thế Nordstrom là một trong những chuỗi cửa hàng tổng hợp thành công nhất nước Mỹ
Thành công không chỉ đến với người theo đuổi nó mà còn với cả những ai xông pha nắm bắt nó, tạo cơ hội cho nó xảy ra.
Nếu không vung chày nhắm vào quả bóng làm sao bạn có thể mong chờ ghi bàn chứ.
Cherie Carter – Scott, Ph.D  - trích trong Nếu thành công là một cuộc chơi

Read User's Comments(0)

Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả





The E-Myth Revisited
Tác giả: Michael E. Gerber
Công ty sách: Alphabooks
NXB: Lao động Xã hội
Xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ sau khi thành lập đều đi theo mô hình: thành lập - phát triển nhanh chóng - phát triển chậm lại - ổn định, không phát triển - suy yếu - chuyển nhượng.

 
- Tại sao rất nhiều người bước vào kinh doanh để cuối cùng thất bại?
- Họ đã rút ra những bài học gì?
- Tại sao hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn để một doanh nghiệp nhỏ thành công, nhưng rất ít người làm được?
E-Myth: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả sẽ trả lời câu hỏi đó. Nếu bạn đang sở hữu hoặc muốn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, thì đây là cuốn sách dành riêng cho bạn.
Là một hiện tượng nổi bật trên thị trường sách, E-Myth: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả đã xoá tan những ngộ nhận về doanh nghiệp. Sau nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm trong vai trò cố vấn cho các doanh nghiệp nhỏ, Michael E. Gerber, tác giả cuốn sách, đã chỉ ra cách điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Cuốn sách mang đến cho bạn 4 ý tưởng sâu sắc mà nếu thấu hiểu được, bạn sẽ có thêm kiến thức và sức mạnh để tạo dững một doanh nghiệp nhỏ phát triển bền vững. Còn nếu bỏ qua, bạn sẽ giống như hàng nghìn người đầu tư công sức, tiền bạc và cả cuộn sống để khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại, hay phải vất vả vật lộn chỉ để duy trì sự tồn tại ngắc ngoải cho doanh nghiệp của mình.
Image"Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả" , Gerber chỉ ra một thực tế là hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều xuất phát từ các nhà chuyên môn: kỹ sư, lập trình viên, kế toán... họ làm rất tốt công việc chuyên môn, vì vậy họ tin rằng nếu thành lập doanh nghiệp riêng, họ sẽ có cơ hội tự do làm công việc yêu thích và kiếm được nhiều tiền hơn.
Nhưng khi thành lậo doanh nghiệp, các nhà chuyên môn thường có khuynh hướng tiếp tục làm những gì họ giỏi và phớt lờ các yếu tố quan trọng khác của kinh doanh. Thiếu mục tiêu nên quá tải, kiệt sức và cuối cùng phá sản. Thay vì sở hữu doanh nghiệp, họ chỉ sở hữu công việc.
Thực ra, vai trò doanh nghiệp hoàn toàn khác: họ cần tạo dựng một doanh nghiệp hoạt động độc lập với bản thân. Chủ doanh nghiệp phải hình dung ra sao, cần hoạch định các chiến lược nào về nhân sự, marketing, quản lý... Dần dần, chủ doanh nghiệp phải kiểm tra, đánh giá và thiết lập hệ thống văn bản cho từng vị trí để thay thế mình khi học không có mặt tại doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt những điều trên, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một "sân chơi", trong đó mọi người đều tìm đựơc vị trí phù hợp cho mình để phát huy tốt nhất năng lực và sở trường của bản thân.
Theo Alphabooks

Compass Rose: Cuốn sách chứa đựng một bí quyết thành công cho các doanh nghiệp. Giúp các doanh nhân biết được điều gì nên làm nếu muốn doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ.
Bí quyết này đưa ra một chương trình bảy bước riêng biệt cho việc phát triển doanh nghiệp:
1. Mục đích chính
2. Mục tiêu chiến lược
3. Chiến lược tổ chức
4. Chiến lược quản lý
5. Chiến lược nhân sự
6. Chiến lược marketing
7. Chiến lược hệ thống

Read User's Comments(0)

Triết lý sống của Steve Jobs





"Nếu đã làm được thứ gì đó tuyệt vời, đừng dừng lại" – Steve Jobs
Một đứa trẻ bị bỏ rơi. Một kẻ bỏ học. Một giám đốc từng bị sa thải. Một doanh nhân thất bại. Steve Jobs đã trải qua nhiều năm tháng sóng gió trước khi ngự trên đỉnh cao của thế giới.
Trên hành trình thay đổi thế giới điện toán và di động của mình, nhà đồng sáng lập Apple (thành lập năm 1976) nhiều lần gặp thất bại, nhưng với ông, có vấp ngã mới có thành công. "Tôi chính là người duy nhất tôi từng biết đã mất một phần tư tỷ dollar trong một năm. Đó là cách tôi xây dựng tính cách", Jobs nhận xét về bản thân và được trích đăng trong cuốn Apple Confidential 2.0 (2004).
Giống như hai thiên tài khác của thế giới, Bill Gates và Mark Zuckerberg, Jobs bỏ học giữa chừng. Chàng trai 17 tuổi khi ấy thiếu định hướng vào đời. "Tôi không có ý niệm muốn làm gì trong tương lai và cũng không hiểu trường học sẽ giúp tôi xác định lối đi thế nào. Ở đó, tôi tiêu hết số tiền mà bố mẹ dành dụm cả đời. Vì thế tôi quyết định nghỉ học với niềm tin rằng rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi", Jobs nói trong bài phát biểu tại Đại học Stanford năm 2005.
Bài học ở đây không phải khuyến khích thanh thiếu niên nghỉ học mà là họ cần biết họ muốn gì, đam mê điều gì và theo đuổi niềm đam mê đó như thế nào. Tuy quyết định bỏ học, Jobs vẫn đăng ký tham gia một khóa học viết chữ đẹp, nhờ vậy ông mới có thể kết nối những kinh nghiệm đó vào các sản phẩm sau này. "Một phần khiến Macintosh tuyệt vời là những người làm ra nó từng là nhạc sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà động vật học và cả nhà sử học nhưng giờ lại trở thành những chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới", Jobs lý giải về thành công của Mac. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó.
Nếu Bill Gates là một thiên tài kinh doanh đi làm phần mềm thì Steve Jobs là một nghệ sĩ đi làm máy tính. Ông có thiên hướng hippy nổi loạn, kể cả trong việc điều hành Apple nhưng luôn kiên định trên con đường thay đổi thế giới. Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là giám đốc điều hành hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Một năm sau đó, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm trước khi hãng này mời ông trở về vào năm 1997.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại, tinh thần và triết lý của CEO trứ danh này đã được thể hiện qua đoạn quảng cáo kinh điển Think Different (Nghĩ khác) của Apple. Clip đó nhắc đến những cái tên như Albert Einstein, Bob Dylan, Martin Luther King, Thomas Edison, John Lennon, Pablo Picasso... với lời nhận xét: "Họ điên khùng. Nổi loạn. Chuyên gây rắc rối. Họ giống như nồi tròn vung méo và nhìn mọi thứ khác lẽ thông thường. Họ ghét nguyên tắc và làm đảo lộn hiện trạng. Bạn có thể bất đồng với họ, vinh danh hay căm thù họ. Nhưng bạn không thể không chú ý đến họ. Bởi họ thay đổi thế giới và đưa nhân loại tiến lên phía trước. Trong khi họ bị coi là những kẻ điên, chúng tôi lại thấy ở đó những thiên tài. Bởi họ đủ điên để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới".
Image
Quảng cáo đó đánh dấu sự trở lại của Jobs và mở ra chương mới đầy huy hoàng cho Apple. Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ "định hình" lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu. Vậy bí quyết của Jobs là gì? Trong cuộc phỏng vấn với BusinessWeek (5/1998), ông chia sẻ: "Một trong những câu thần chú của tôi là: Trọng tâm và Đơn giản. Hãy biến những khái niệm phức tạp thành những thứ dễ hiểu. Tạo ra cái gì đó đơn giản còn khó hơn nhiều so với việc làm nó trở nên phức tạp. Nhưng khi làm được, bạn có thể dời non lấp bể".
Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: "Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy".
Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ ông hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997. "Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng", báo Wall Street Journal trích dẫn câu nói của ông vào tháng 5/1993. "Nếu làm được một điều gì đó thú vị, hãy đứng dậy và tiếp tục làm những thứ khác tuyệt vời hơn thế nữa, thay vì ngồi một chỗ tự mãn và gặm nhấm chiến thắng".
Tiếc rằng, thiên tài thường đoản mệnh. Steve Jobs qua đời ngày 5/10 sau bảy năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy, bỏ lại nhiều kế hoạch dang dở. Ông hiểu sự khắc nghiệt của thời gian nên đã khuyên các sinh viên tại Đại học Stanford rằng: "Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Hãy biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu".
Nhưng bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs luôn nhắc nhở chính mình là: "Sống khát khao. Sống dại khờ" (Stay Hungry, Stay Foolish) bởi như thế, con người mới có thể đi đến tận cùng của sự đam mê, sáng tạo và thay đổi.
Theo Châu An – VnExpress.net

Read User's Comments(0)

Ngắm bắn mặt trăng






ImageHãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó.


1. Tưởng tượng rằng bạn đang đứng trước một ngã tư đường phố ở Việt Nam. Không có đèn giao thông. Bạn thì đang ở bên này đường và muốn sang bên kia đường. Dòng người đang cuồn cuộn chảy ngang trước mặt bạn. Vậy bạn sẽ làm thế nào?
Có ba cách bạn có thể làm:
Một là: Bạn thẫn người ra "đông quá, thôi mình quay về thôi!".
Hai là: Bạn đứng đó, phân tích từng chiếc xe một, xem cách đi của nó thế nào để mình còn biết cách xử lý. Nhưng vì xe cộ đi qua đi lại khá đông nên bạn vừa nghĩ xong cho chiếc xe này thì lại một chiếc xe khác xuất hiện, rồi lại chiếc xe nữa, đi đủ kiểu khác nhau, và bạn phân tích không xuể. Nên bạn cứ đứng nhìn ngập ngừng mãi, với một niềm hy vọng mong manh rằng, giá rồi đến một lúc nào đó, hết xe thì mình có thể vượt qua. Nhưng bạn biết rồi đấy, đường vắng xe là điều ngày càng không thể ở Việt Nam.
Cách thứ ba: Bạn biết bên kia đường là nơi bạn muốn tới, và bạn sẽ nhìn quanh cẩn thận, và vừa lèo lái giữa dòng xe cộ, có khi bạn ngừng chờ cho một chiếc xe đi qua, có khi bạn rồ ga nhanh hơn, rồi cuối cùng bạn cũng có thể vượt qua được và sang được bên kia đường.
Chắc bạn đọc đến đây thì cũng thấy rằng cách thứ ba mới là cách chúng ta thường hay làm và làm một cách rất tự nhiên.
2. Liệu bạn có thể nhận thấy khi bạn có một mục đích trong cuộc sống, nó sẽ giúp bạn nhận ra được những rào cản cần phải vượt qua để đạt tới. Đồng thời, nếu đó là mục đích thực sự của bạn, nếu nó làm bạn thực lòng yêu thích và để tâm theo đuổi, nó cũng giúp bạn tìm được cách vượt qua những rào cản.
Trong thực tế, dù bạn muốn đạt được điều gì, rào cản vẫn sẽ luôn tồn tại. Nếu ta quá rối trí bởi những rào cản, thì ta có thể thuộc loại người thứ nhất đi qua đường: Thấy sợ quá nên bỏ về nhà ngủ mất, tất nhiên chúng ta cũng có thể áp dụng cách sống này, và rồi chúng ta sẽ không gặp vấn đề nào nữa. Tuy vậy, nếu cuộc sống mà không có những trải nghiệm thì còn gì thú vị nữa?
Cũng có thể bạn sẽ có cách giải quyết của người đi xe kiểu thứ hai: Ì ra phân tích từng vấn đề, có nghĩ cách giải quyết cho từng vấn đề, nhưng vừa nghĩ xong định áp dụng, thì nhìn lại vào thực tế, nó không phải như bạn đã nghĩ nữa rồi. Vậy nên, bạn có thấy mệt mỏi không khi cứ nghĩ quá nhiều mà hành động quá ít?
Vậy nên điều cần thiết là luôn hướng tới tương lai, tập trung vào nó, nhưng để tầm nhìn của bạn đủ mở rộng để nhìn thấy rào cản mà tìm cách vượt qua thích hợp, và có những hành động cụ thể nữa.
3. Thêm một câu chuyện nữa tôi muốn kể cho các bạn: Một cung thủ được ông thầy của mình dạy ngắm bắn... Mặt Trăng. Nhiều người bảo như vậy thật điên, nhưng cung thủ ngày nào cũng cứ tập bắn như thầy mình bảo. Hiển nhiên là anh ta không thể nào bắn đến đích là Mặt Trăng được, nhưng rốt cuộc anh ta vẫn trở thành cung thủ giỏi nhất của quốc gia đó.
Hãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó. Đó là chưa kể, bạn đạt được mục đích của mình, lại còn nhận được những điều tuyệt vời quá sức tưởng tượng của mình thì sao?!
<Sưu tầm>

Read User's Comments(0)

Mục đích sống.





ImageTạo hoá thật kỳ diệu khi ban tặng cho con người một đời sống tràn ngập màu sắc, đa dạng cung bậc cảm xúc. Nhưng chính mỗi con người lại tạo dựng nên một sự sống mang bản sắc rất riêng và từ cuộc đời riêng ấy mỗi cá thể đã góp chung thành bản giao hưởng sống hùng tráng của loài người.

Chúng ta hạnh phúc vì đã là một con người và được tạo hoá ban tặng cho những đặc ân chỉ dành cho loài người. Chúng ta có mọi khả năng và trí tuệ để làm kẻ thống trị thế giới này. Nhưng có một điều, có rất nhiều người không bao giờ biết được ta sinh ra, ta tồn tại và sống trên cõi đời này vì điều gì? Đâu là mục đích sống của ta? Thậm chí có những người đi hết cả cuộc đời vẫn từng một lần đặt ra câu hỏi. Và chính vì thế họ đã sống một cuộc đời bé mọn
Bạn có biết tại sao có những người bỏ ra cả 20 năm trời chỉ để theo dõi cuộc sống của bầy tinh tinh châu Phi? Bạn có hiểu được tại sao có những nhà khoa học thất bại hàng nghìn lần trong các cuộc thí nghiệm nhưng lại được coi là một người thành công không? Bạn có bao giờ hỏi tại sao anh chàng Terry Fox mang bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn ngày ngày guồng chân chạy bộ trên đường? Bạn có biết được lý do bỏ học giữa chừng của tám trên mười tỷ phú Mĩ không? Có một câu trả lời chung cho tất cả, đó là: Họ có mục đích sống, một mục tiêu rõ ràng. Họ mới chính là những cá thể biết tận dụng bằng hết sự ưu ái về trí tuệ và cảm xúc mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.
<Tổng hợp>

Read User's Comments(0)

Design by Lương Quốc Hùng. Được tạo bởi Blogger.